4. Kết luận
|Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm sinh viên hay nhất và đầy đủ nhất
Tóm tắt
Mục đích của nghiên cứu là xác định một số nhân tố tác động đến việc làm của học sinh, sinh viên (HS, SV) tỉnh Cà Mau sau khi tốt nghiệp qua các bước thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha và phương pháp phân tích yếu tố khám phá – EFA; phân tích hồi quy Binary Logistic để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc làm sau khi tốt nghiệp của HS, SV tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tố ảnh hưởng đến việc làm sau khi tốt nghiệp của HS, SV, bao gồm các nhân tố như Chọn ngành; Phẩm chất của HS,SV; Cơ sở đào tạo; Chất lượng đào tạo; Các nhà tuyển dụng và Môi trường kinh tế – xã hội. Trong đó, Cơ sở đào tạo là nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến việc làm của HS, SV tỉnh Cà Mau sau khi tốt nghiệp.
Đặt vấn đề
Việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thể thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt trong các hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và xã hội, nó chi phối toàn bộ mọi hoạt động của cá nhân và xã hội. Do đó, việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp luôn là vấn đề bức xúc không chỉ đối với bản thân sinh viên mà cả đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Có một việc làm đúng với ngành nghề đào tạo luôn là mơ ước của hầu hết không chỉ đối với các sinh viên tốt nghiệp ra trường mà ngay cả đối với các em còn ngồi trên ghế giảng đường.
Vì vậy tìm các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của HS, SV để đề ra các nhóm giải pháp việc làm cho HS, SV tỉnh Cà Mau sau khi tốt nghiệp là vấn đề cấp thiết. Với mục tiêu đó, bài viết phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm sau khi tốt nghiệp, từ đó đưa ra kết luận và định hướng đề ra các giải pháp việc làm cho HS, SV tỉnh Cà Mau.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
– Dữ liệu sử dụng
Số liệu thứ cấp được thu thập và tham khảo qua các báo cáo hàng năm của các cơ quan chức năng như Cục Thống kê, UBND tỉnh Cà Mau và văn bản có liên quan đến các chính sách, tạp chí và tài liệu nghiên cứu có liên quan. Số liệu sơ cấp được thu thập trên cơ sở phiếu khảo sát gửi đến 1.000 HS, SV có hộ khẩu thường trú thuộc tỉnh Cà Mau; 100 giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý; và 100 cơ quan/đơn vị trên địa bàn tỉnh Cà Mau theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng dựa trên mật độ dân số.
– Phương pháp phân tích
*Công cụ kiểm định thang đo
Mô hình nhiên cứu sẽ được thông qua 55 biến quan sát thuộc 08 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của HS, SV sau khi tốt nghiệp bằng cách sử dụng thang đo Likert được đánh giá theo 5 mức độ.
Hệ số Cronbach’s Alpha dùng để đánh giá độ tin cậy của các nhóm nhân tố và từng biến quan sát nhỏ trong nhóm nhân tố đó. Trong đề tài nghiên cứu này, thang đo sẽ được sử dụng khi thỏa 03 điều kiện sau:
– Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0,6.
– Mỗi biến quan sát trong thang đo có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) ≥ 0,3
– Mỗi biến quan sát trong thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến (Cronbach’s Alpha if Item Deleted) ≤ hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo (Nunnally & Burnstein, 1994).
Tiếp theo là phân tích nhân tố khám phá EFA theo phương pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax. Số lượng các nhân tố được xác định dựa vào giá trị Eigenvalue > 1. Bên cạnh đó, trong mỗi nhân tố thì biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố (Factor loading) < 0,5 sẽ bị loại ra khỏi nhân tố đó (Gerbing & Anderson, 1988).
*Mô hình hồi quy Binary Logistic
Phân tích hồi quy Binary Logistic để biết được mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Kết quả của phân tích hồi quy Binary Logi được dùng để ước lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố: Chọn trường; Chọn ngành; Phẩm chất của HS, SV; Cơ sở đào tạo; Chất lượng đào tạo; Các nhà tuyển dụng; Chính sách hỗ trợ và Môi trường kinh tế, xã hội (biến độc lập) đến việc làm của HS,SV sau khi tốt nghiệp (biến phụ thuộc) của tỉnh Cà Mau.
Phương trình hồi quy Binary Logistic dự kiến:
Loge P(VLSTN=1)/P(VLSTN=0)) = 0 + 1*CT + 2*CN +3*TD + 4*DT + 5*CL +6*MM + 7*HT + 8*MT
Loge (P(VLSTN=1)/P(VLSTN=0)) là biến phụ thuộc – cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp của HS, SV
+ Nhận giá trị 1: Đã có việc làm;
+ Nhận giá trị 0: Chưa có việc làm.
Các biến độc lập bao gồm :
CT: Chọn trường
CN: Chọn ngành
TD: Phẩm chất của sinh viên
DT: Cơ sở đào tạo
CL: Chất lượng đào tạo
MM: Các nhà tuyển dụng
HT: Chính sách hỗ trợ
MT: Môi trường kinh tế – xã hội
0,1, 2, 3, …., 8 : Các hệ số hồi quy