Font chữ Apple Link download tải font Apple và lịch sử phát triển
|Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Tải font chữ iphone hay nhất được tổng hợp bởi dauansaigon
Font chữ Apple, link download tải font Apple hệ thống, iPhone, iPad, iPod, Apple Watch, MacOS, iOS, logo Apple và các sản phẩm, quảng cáo khác. Hiện tại, Apple sử dụng font San Francisco cho hầu hết giao diện người dùng các sản phẩm. Ngoài ra, các iFan cũng có thể tham khảo lịch sử phát triển font chữ Apple từ trước tới nay.
Apple sử dụng rất nhiều phông, kiểu chữ trong tiếp thị, trên hệ điều hành, sản phẩm. Dưới đây, VnUnikey.Com giới thiệu lịch sử Font chữ Apple để mọi người cùng tham khảo.
Chúng tôi chia làm 2 mảng font chữ Apple, gồm Font chữ Marketing dùng trên Logo, ấn phẩm quảng cáo, Font chữ UI giao diện người dùng, dành cho hệ thống hệ điều hành iOS, macOS và thiết bị các kiểu. Hiện tại, Apple đang dùng font chữ San Francisco làm chủ đạo.
1. Lịch sử font chữ Apple trong Marketing, Logo
Ít nhất trong 18 năm, kiểu font chữ Apple sử dụng một biến thể tùy chỉnh của kiểu chữ ITC Garamond được gọi là Apple Garamond. Nó được dùng trên logo Apple in trên các sản phẩm máy tính, ấn phẩm quảng cáo, tài liệu và trang web công ty. Từ 2001, Apple chuyển sang kiểu chữ Myriad trong nhiều chiến dịch marketing. Bắt đầu từ mẫu iPhone 7 năm 2016, Apple chuyển sang Font San Francisco cho các sản phẩm và trang web của mình, đặc biệt là iPhone.
Logo vẽ tay
Trước khi lựa chọn hình ảnh “Quả táo cắn giở” làm logo chính thức của mình, Apple sử dụng một logo khá phức tạp có hình nhà vật lý thiên tài Isaac Newton ngồi bên dưới cây táo, do Ronald Wayne phác họa. Dòng chữ “APPLE COMPUTER CO.” được vẽ tay trên nền hình ruy-băng quấn quanh khung ảnh. Bản thân khung hình có vẽ thêm dòng chữ “Newton…A Mind Forever Voyaging Through Strange Seas of Thought…Alone.”
Logo vẽ tay này không có phông chữ thiết lập cụ thể mà do chính người họa sĩ tự biến tấu nên. Nhưng Font Apple của logo trông khá tương đồng với font Caslon, đường nét nhìn giản dị, chữ R lệch hẳn so với phong cách thiết kế chung.
Motter Tektura
Trước khi giới thiệu chieeucs MacIntost đầu tiên, bên cạnh logo Apple chính thức, hãng còn sử dụng kiểu chữ có tên gọi “Motter Tektura”, được thiết kế tại Áo bởi Othmar Motter thuộc Vorarlberger Graphik năm 1975, do Letraset phân phối. Thời điểm đó, kiểu chữ Motter Tektura được coi là mới mẻ và hiện đại. Điểm nổi bật nằm ở việc, bộ font loại bỏ dấu chấm trên đầu chữ “i”, các kí tự “s” cũng được sửa đổi khi in trên ổ đĩa mềm.
Theo chuyên gia thiết kế logo Rob Janoff, kiểu chữ Motter Tektura nhìn tươi trẻ, phù hợp với sứ mệnh Apple trong lĩnh vực công nghệ cao. Phần miếng táo cắn dở cũng được thiết kế phù hợp với dòng chữ “Apple Computer Inc” dùng font Motter Tektura.
Đầu những năm 1980, logo của hãng được đơn giản hóa bằng cách loại bỏ dòng chữ “Computer Inc”, chỉ chừa “Apple” và hình táo cắn dở. Font Motter Tektura được sử dụng trên logo Apple II.
Apple Garamond
Kể từ khi giới thiệu dòng Macintosh năm 1984, Apple bắt đầu sử dụng phông chữ chung mới cho công ty có tên là Apple Garamond. Đó là một biến thể của kiểu chữ cổ điển Garamond, nhưng hẹp hơn và cao hơn. Cụ thể, Font ITC Garamond (do Tony Stan tạo ra năm 1977) được thu hẹp chiều rộng tới 80%.
Logo Apple nếu kèm theo văn bản đều sử dụng font Apple Garamond trong thời gian này, hay dùng ở hầu hết các slogan quảng cáo, tiếp thị. Đơn cử như dòng chữ “Think different” cũng dùng font chữ này.
Font Apple Garamond đã gắn liền với Táo khuyết gần hai thập kỷ, tạo nên thành công lớn trong sự nhận diện thương hiệu của công ty. Apple không phát hành phông chữ Apple Garamond chính thức.
Gill Sans
Thời gian tiếp thị các dòng sản phẩm Newton/Notepad/MessagePad PDA từ năm 1992, Apple đã sử dụng font Gill Sans thay thế cho Apple Garamond thông thường. Phông Gill Sans Regular dùng trên logo, đặt tên máy tính, trên bàn phím và các tài liệu quảng cáo. Nhưng Gill Sans không được sử dụng làm font chữ trên màn hình (ngoại trừ logo Newton).
Myriad
Năm 2003, Apple dần dần bắt đầu sử dụng một biến thể của họ font chữ Adobe Myriad vào các chiến dịch marketing và sản phẩm. Ngay khi máy bán ra, người dùng thấy chữ đã đổi từ serif Apple Garamond sang sans-serif Myriad Apple. Họ chữ đậm này làm nổi bật các dòng tiêu đề và nhiều thứ khác.
Họ font chữ Myriad do Roberrt Slimbach và Carol Twombly thiết kế cho Adobe. Phiên bản gần nhất của Adobe là font Myriad Pro với một số cải tiến bổ sung và mở rộng cho bộ ký tự. Font Myriad của Apple thực ra là bản sửa đổi do Galápagos Design Group làm ra, tập trung tạo ra sự khác biệt ở khoảng cách và kích cỡ chữ. Vào năm 2006, phông Myriad Apple được thay thế bởi Myriad Set. Kể từ tháng 11 năm 2013, Apple đưa vào các font chữ nhẹ, mỏng hơn như Myriad Pro Light.
San Francisco
Từ khi phát hành đồng hồ thông minh Apple Watch, Apple đã chuyển sang sử dụng font chữ San Francisco cho tất cả các thiết bị, từ iPhone, AirPods hay MacBook Pro. Thậm chí, hãng còn dùng Font này trên các ấn phẩm tiếp thị, quảng cáo. Từ ngày 24 tháng 1 năm 2017, website của Apple cũng sử dụng font San Francisco.
2. Lịch sử Font chữ Apple trong Giao diện người dùng
Apple sử dụng nhiều phông chữ cho giao diện người dùng tất cả các sản phẩm, hệ điều hành. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu lịch sử font chữ UI của Apple nhé.
Những font chữ sớm nhất
Những chiếc máy tính sớm nhất của Apple đều có khả năng đồ họa vừa phải, chỉ hiển thị chữ hoa trong bảng mã ASCII với phông chữ bitmap. Iic và Apple Iie cải tiến hỗ trợ 40 hoặc 80 cột văn bản với bộ ký tự mở rộng có tên Mouse Text. Nó được sử dụng để mô phỏng giao diện người dùng với đồ họa đơn giản, ví dụ như tren ANSI X3.64.
Font chữ Chicago và font Charcoal
MacIntosh được giới thiệu năm 1984 sử dụng font chữ bitmap Chicago do Susan Kare thiết kế. Hệ điều hành Mac OS 8 giới thiệu năm 1997 dùng font chữ hệ thống Charcoal. Font Charcoal được thiết kế để cho dễ đọc hơn Chicago, trong khi vẫn giữ tính tương thích với phần mềm, ứng dụng hiện có. Máy nghe nhạc iPad phát hành năm 2001 lại sử dụng phông chữ TrueType Chicago.
Geneva
Đối với các thành phần nhỏ hơn trong giao diện người dùng, chẳng hạn như mục Finder, Apple lại sử dụng kiểu chữ Geneva, một phiên bản thiết kế lại của font Helvetica.
Shaston
Apple IIGS được giới thiệu năm 1986 với các pixel hình chữ nhật, dùng font chữ hệ thống là Shaston 8, như menu, tiêu đề, cửa sổ. Font Shaston là một phiên bản Helvetica được chỉnh sửa.
Espy Sans
Năm 1993, nhóm thiết kế giao diện người dùng đã tạo ra họ kiểu chữ Espy Sans dành riêng cho người dùng thao tác với màn hình. Font chữ được sử dụng lần đầu cho GUI của hệ điều hành Newton. Espy Sans còn dùng làm phông chữ trên dịch vụ trực tuyến eWorld của Apple năm 1994.
Lucida Grande
Kể từ khi giới thiệu OS X Mavericks, Apple chuyển sang dùng Lucida Grande làm font chữ hệ thống trong giao diện người dùng Mac OS X. Font này sau đó được thay thế bởi Helvetica Neue.
Podium Sans
Từ năm 2004, iPod bắt đầu dùng font Podium Sans thay cho Chicago. Mặc dù được quảng cáo như biến thể của Myriad, nhưng Podium Sans lại thiếu đi các đặc tính của Myriad ví dụ như các nét ở chữ “M” hay chữ “Y”.
Helvetica
Bắt đầu thời điểm ra mắt iPhone lần đầu năm 2007, Apple chuyển sang sử dụng font chữ Helvetica cho hệ thống phần mềm của mình. iOS trên iPhone, iPad, iPod Touch, iPad, Apple TV đều sử dụng Helvetica.
Với dấu mốc trình làng iPhone 4 năm 2010, Apple bắt đầu sử dụng font chữ Helvetica Neue trên các thiết bị màn hình Retina, trong khi vẫn dùng font Helvetica trên màn hình không phải công nghệ Retina.
Khoảng năm 2012, Apple bắt đầu sử dụng Helvetica trên macOS (mà sau này đổi tên thành OS X). iTunes, iMovie, iPhoto, GarageBand đều bắt đầu dùng font Helvetica, trong khi phần lớn môi trường OS X vẫn giữ kiểu chữ Lucida Grande dễ đọc.
Sau khi giới thiệu iOS 7 vào tháng 6 năm 2013, Apple bắt đầu dùng Helvetica Neue cho giao diện người dùng không phân biệt công nghệ màn hình Retina hay không. Đồng thời, thiết kế font chữ nhìn nhẹ nhàng hơn một chút so với Helvetica Neue đời đầu.
Với màn ra mắt OS X 10.10 Yosemite tháng 6 năm 2014, Apple bắt đầu sử dụng Helvetica Neue làm font chữ hệ thống trên máy Mac.
San Francisco
Apple hiện sử dụng font chữ San Francisco làm font chữ mặc định trên giao diện người dùng tất cả sản phẩm của hãng, gồm watchOS, macOS, iOS và tvOS. Phông San Francisco lần đầu được giới thiệu cùng với Apple Watch để cho dễ đọc trên thiết bị màn hình nhỏ.